4 vấn đề da thường gặp khi Mang Thai

4 vấn đề da phụ nữ mang thai thường gặpMang thai là “thay da đổi thịt”. Các mẹ bầu đã lường trước được những vấn đề về da khi mang thai chưa? Cùng the Beauty of Jones tìm hiểu cách điều trị an toàn các vấn đề da khi mang thai để có 1 thai kỳ rạng rỡ và tự tin các mẹ nhé.

1 MỤN THAI KỲ

Hơn 50% phụ nữ mang thai sẽ bị mụn khi mang thai. Nếu các mẹ bầu thường bị mụn “ngày dâu” khi còn con gái, thì khả năng lớn các mẹ sẽ bị mụn khi mang thai.

Và nếu các mẹ đang có mụn trước khi mang thai, thì rất có thể tình trạng mụn này sẽ trầm trọng hơn trong thai kỳ.

Mẹ Bầu dễ dàng bắt gặp tình trạng mụn nội tiết trong tam cá nguyệt thứ 1 (3 tháng đầu thai kỳ). Lời khuyên các bác sỹ đưa ra cho các mẹ bầu khi bị mụn đó chính là hãy điều trị mụn càng sớm càng tốt, để ngừa sẹo và mụn phát triển rộng hơn.

nổi mụn khi mang thaiCác thành phần trị mụn cần tránh khi mang thai:

Khi điều trị mụn, các mẹ bầu phải dừng 1 số loại thuốc trị mụn sau để tránh ảnh hưởng đến bé, gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai nhé:

  • Các nhóm vitamin A (retinoid, tretinoin, retinol, tazarotene, adapalene,…)
  • Salicylic acid (>2%)

Các thành phần trị mụn an toàn có thể dùng khi mang thai:

Dù có hạn chế về sử dụng các sản phẩm trị mụn khi mang thai, nhưng không có nghĩa là các mẹ không thể điều trị mụn. Sau đây là các thành phần trị mụn được bác sỹ đánh giá là an toàn cho mẹ bầu, mẹ bầu có thể tham khảo để điều trị nhé

  • Kháng sinh dạng thoa (clindamycin)
  • Niacinamide (vitamin B3)
  • Salicylic Acid (<2%)
  • Azelaic acid
  • Tràm trà
  • AHA (<10%)

2 NÁM THAI KỲ

Nám thai kỳ thường có màu nâu hoặc xám, thường xuất hiện ở 2 má, trán và môi trên của các mẹ bầu. Sau sinh vài tháng, tình trạng nám da khi mang thai của các mẹ sẽ cải thiện dần. Nhưng có thể quay lại vào những lần mang thai sau. Mẹ bầu vẫn có thể kiểm soát tình trạng nám da an toàn trong thai kỳ nhưng lưu ý tránh các chất dưới đây nhé.

nám da khi mang thaiCác thành phần trị NÁM cần tránh khi mang thai:

  • Hydroquinone
  • Các nhóm vitamin A (retinoid, tretinoin, retinol, tazarotene, adapalene,…)
  • Hydrogen peroxide

Các thành phần trị NÁM an toàn có thể dùng khi mang thai:

  • Latic acid (<10%)
  • Azelaic acid
  • Niacinamide (vitamin B3)

Ngoài sử dụng các sản phẩm trị nám, các mẹ nên hạn chế ra nắng, tiếp xúc với nhiệt để hạn chế nám lây lan.

3 THÂM SẠM DA/TĂNG SẮC TỐ DA KHI MANG THAI

Sự gia tăng hoạt động estrogen trong thai kỳ kéo theo tình trạng gia tăng progesterone, dẫn đến tăng sinh melanocyte. Hình thành tình trạng sạm da, tối màu trên mặt và một số vùng da khác trên cơ thể của mẹ bầu.

Tình trạng tăng sinh melanin trong thai kỳ cũng khiến một số mẹ bầu có thể bắt gặp 1 đường sọc nâu giữa bụng (linea nigra).

Nếu mẹ bầu đã có đốm nâu, đồi mồi trước khi mang thai, thì các đốm nâu, đồi mồi này có thể đậm màu hơn trong thai kỳ.

Đa phần tình trạng tăng sắc tố da trong thai kỳ sẽ thuyên giảm sau khi sinh em bé.

sạm da khi mang thaiNgoài việc bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, các mẹ có thể cải thiện tình trạng tăng sắc tố da bằng cách:

  • Dưỡng ẩm
  • Sử dụng các sản phẩm bôi ngoài da chứa các chất chống oxy hóa: allantoin, niacinamide, trà xanh, azelaic acid,…
  • Dùng kem chống nắng

Cách chọn kem chống nắng khi mang thai

Tuy chưa có đầy đủ nghiên cứu về tác hại của một số hoạt chất trong kem chống nắng hóa học có thể gây hại đến thai nhi. Nhưng đã có nghiên cứu chỉ ra rằng oxybenzone trong kem chống nắng có thể gây ra bệnh Hirschsprung (bệnh phì đại tràng bẩm sinh ) trên thai nhi.

Các chất trong kem chống nắng hóa học vẫn chưa được FDA duyệt là an toàn hay không bao gồm:

  •  Avobenzone
  • Homosalate
  • Octisalate
  • Octocrylene
  • Oxybenzone
  • Oxtinoxate
  • Menthyl anthranilate
  • Oxtocrylene

Do đó, tốt nhất khi mang thai các mẹ hãy lựa chọn các loại kem chống nắng vật lý với 2 loại màng lọc:

  1. Zinc oxide
  2. Titanium dioxide.

Kem chống nắng vật lý cũng sẽ nhẹ dịu và ít kích ứng hơn với làn da nhạy cảm trong thai kỳ của các mẹ.

Dù có thoa kem chống nắng các mẹ vẫn lưu ý che chắn thật cẩn thận khi ra nắng nhé. Và hạn chế ra nắng trong khung giờ Tia UV cao từ 12 giờ trưa đến 4 giờ chiều nha.

4 NGỨA DA KHI MANG THAI

Có đến 40% phụ nữ mang thai gặp tình trạng mẫn ngứa da trong thai kỳ. Nguyên nhân gây ngứa da trong thai kỳ xuất phát từ:

  • Gia tăng tuần hoàn máu
  • Tăng cân khiến da bị giãn ra
  • Mẹ bầu bẩm sinh có làn da khô, hay tiền sử mắc bệnh chàm (viêm da cơ địa)

ngứa da khi mang thaiCách trị ngứa da khi mang thai

Tình trạng này sẽ biến mất hoàn toàn sau khi sinh bé. Nhưng các mẹ có thể giảm cơn ngứa da bằng cách:

  • Dưỡng ẩm da thường xuyên
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm làm sạch tẩy rửa cao (chứa SLS, cồn,…). Các sản phẩm này có thể gây khô da, làm da mẹ ngứa và khó chịu hơn
  • Sử dụng các sản phẩm có độ PH cân bằng (4-6.5) để hạn chế tổn thương lớp acid mantle trên da, khiến da kích ứng và ngứa hơn.

kem trị mụn an toàn cho phụ nữ mang thaiGợi ý sản phẩm chăm da cho mẹ bầu

Sử dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên như tràm trà, trà xanh, hoa cúc… Dòng sản phẩm chăm sóc da cho mẹ bầu & mẹ sau sinh của the Beauty of Jones đã đạt chứng nhận an toàn của Sở Y Tế.

Hoàn toàn nói không với cồn, mineral oil, paraben,…sản phẩm của the Beauty of Jones nhẹ dịu cho cả làn da nhạy cảm trong thai kỳ của các mẹ.

Ứng dụng khoa học vào bảng thành phần thiên nhiên, sản phẩm của the Beauty of Jones giúp mẹ bầu & mẹ sau sinh cải thiện hiệu quả các vấn đề da: mụn, thâm sạm, bóng dầu… chỉ sau 28 ngày. Các mẹ có thể tham khảo cảm nhận của các mẹ bầu sau khi sử dụng sản phẩm của the Beauty of Jones tại đây nhé.

Hy vọng chia sẻ của the Beauty of Jones sẽ giúp mẹ bầu có 1 thai kỳ thật rạng rỡ và tự tin hơn nha.

Các mẹ có thể xem dõi thêm các bài chia sẻ kiến thức chăm da thai kỳ an toàn khác tại đây nhé.

Chúc các mẹ luôn xinh,

𝑻𝒉𝒆 𝑩𝒆𝒂𝒖𝒕𝒚 𝒐𝒇 𝑱𝒐𝒏𝒆𝒔🌿

*Nguồn tham khảo

Medical News Today

UT Southwestern Medical Center 

WebMD

Byrdie

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *