Mụn & những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tuổi dậy thì

Mụn có thể xuất hiện ở hầu hết mọi độ tuổi, nhưng thường bắt đầu và phát triển mạnh mẽ ở độ tuổi dậy thì. Mụn xuất hiện ở > 80% các bạn tuổi dậy thì.
Mặc dù không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng mụn để lại khá nhiều di chứng tâm lý cho người bệnh. Một nghiên cứu [14] trên 111 bệnh nhân mụn từ 16 tuổi trở lên tại Anh có các vấn đề tâm lý cao hơn 40% so với các bệnh nhân của các căn bệnh khác như thấp khớp và động kinh.

MỤN ĐANG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CON NHIỀU HƠN VẤN ĐỀ NGOẠI HÌNH

1. Tự ti & mặc cảm về ngoại hình.

Khi bị mụn, một vài bạn sẽ cảm thấy xấu hổ và thường né tránh ánh mắt của người khác. Nhiều bạn sẽ có khuynh hướng để tóc dài, bù xù trước mặt để che mụn. Các bạn gái sẽ nhờ cậy đến makeup để che mụn.
Mụn sẽ khiến con rụt rè và ngại tham gia các hoạt động thể thao hoặc ra nơi đông người.

2. Khó khăn trong xây dựng mối quan hệ

Xuất phát từ nỗi sợ phải nhận các lời nhận xét xấu về ngoại hình của các con, một vài bạn tuổi teen cho biết cảm thấy khó khăn trong việc kết bạn, đặc biệt là bạn khác giới. Mụn khiến các con khó khăn trong việc ra ngoài và xây dựng các mối quan hệ mới. Con trở nên cực kỳ rụt rè, nhút nhát. Ở một số trường hợp nặng hơn, các con có thể mắc chứng sợ xã hội (social phobia).

3. Ảnh hưởng đến điểm số

Khi bị mụn, con sẽ ngại đến trường cũng như chủ động trong lớp. Việc này rõ ràng sẽ khiến điểm số của các con bị giảm sút.

4. Mụn có dẫn đến trầm cảm

Ở một vài trường hợp, mụn có thể dẫn đến trầm cảm, bao gồm các biểu hiện:
• Chán ăn
• Mệt mỏi
• Tâm trạng thất thường
• Khóc bất chột
• Mất ngủ
• Vấn đề hành vi.
Ở tuổi teen, trầm cảm sẽ làm trầm trọng các triệu chứng như cô lập xã hội (social withdrawal) của con hoặc giảm sút kết quả học tập. Trầm cảm nặng do mụn có thể dẫn đến trường hợp xấu nhất – tự tử. Những câu nói từ con bố mẹ cần phải lưu tâm:
• “Con không muốn thức dậy vào buổi sáng”
• “Con vô dụng mà.”
• “Con tốt nhất nên chết đi.”
• “Bố/mẹ sẽ tốt hơn nếu không có con.”
Hãy đặc biệt chú ý đến con nếu bố mẹ nghe được những lời nói này từ con nhé.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra được rằng, các bạn “NỮ” ở tuổi dậy thì dễ bị trầm cảm hơn các bạn nam.
Nguyên nhân của tình trạng trầm cảm xuất phát từ tâm lý “muốn được công nhận của các bạn tuổi teen. Ở giai đoạn này, các con thường đặt mình dưới áp lực rất lớn của việc nhận được sự công nhận của các bạn đồng trang lứa.
Tuy hiếm, nhưng trầm cảm cũng là tác dụng phụ của isotretinoin – thuốc uống điều trị mụn. Vẫn có nhiều tranh cãi liệu isotretinoin có thực sự gây trầm cảm cho người dùng hay không. Nhưng để đảm bảo an toàn, bố mẹ nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn phương pháp này để điều trị mụn cho con.

CÁC CON SỐ BỐ MẸ CẦN LƯU TÂM

30-50% thanh thiếu niên gặp các vấn đề tâm lý do mụn. Mức độ nghiêm trọng của các vấn đề này phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của mụn.
Các cuộc nghiên cứu lớn [21-23] đã tìm ra được sự liên kết của sự gia tăng các vấn đề tâm lý cùng với mụn tuổi dậy thì. Một cuộc khảo sát máy tính được thực hiện trên 2,491 học sinh trung học Úc cho thấy sự gia tăng tần suất các vấn đề tâm lý khi bị mụn đặc biệt vào những giai đoạn cuối của dậy thì.
6-7% người bị mụn có “suy nghĩ tự tử” được ghi nhận ở một nghiên cứu khác [28-29]
Trong một nghiên cứu khác [12]  đã tìm ra được có đến 20% trẻ thanh thiếu niên bị mụn gặp khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ mới, ra ngoài hay tương tác với người khác giới.

CÁCH ĐIỀU TRỊ MỤN TUỔI DẬY THÌ

Những con số này chắc chắn khiến bố mẹ có cái nhìn khác về mụn tuổi dậy thì. Không chỉ đơn giản là tình trạng ngoài da. Mụn đang ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của các con. Hãy điều trị mụn ngay cho con khi mụn mới khởi phát bố mẹ nhé.

1. Giữ vệ sinh da

Đây là khoảng thời gian thích hợp để bố mẹ tập cho con có thói quen giữ vệ sinh và làm sạch da hàng ngày. Chu trình làm sạch của các con bây giờ không chỉ đơn giản trong việc làm sạch cơ thể mà còn cả làm sạch da mặt với các sản phẩm chuyên dụng.

2. Giữ vệ sinh cơ thể

Dầu từ tóc có thể lan xuống vùng trán, chân tóc,… khiến tình trạng mụn vùng trán của con thêm nặng và phát sinh các bệnh lý về da khác như nấm, viêm da tiết bã…
Ở độ tuổi dậy thì, các con có khá nhiều hoạt động thể chất tại trường cũng như sau giờ học. Mồ hôi từ những hoạt động sẽ tạo môi trường lý tưởng gây mụn trên da các con.
Hãy chắc chắn con vệ sinh cơ thể hàng ngày thật sạch sẽ bố mẹ nhé.

3. Hạn chế dùng mỹ phẩm

Ở tuổi, các bạn nữ sẽ bắt đầu tập tành makeup khá nhiều. Sự tò mò của con chắc chắn sẽ lấn át sự răn đe của bố mẹ. Thay vì cấm đoán, bố mẹ hãy cho phép con dùng nhưng trong sự kiểm soát của bố mẹ.
Hãy hạn chế số lượng mỹ phẩm của con dùng và luôn kiểm tra sản phẩm trước khi cho con dùng bố mẹ nhé. Và đừng quên nhắc con làm sạch da thật kỹ sau khi dùng.

4. Giữ vệ sinh môi trường xung quanh của con

Bố mẹ hãy chắc chắn những vật dùng hàng ngày của con cũng được làm vệ sinh thật sạch nhé. Những đồ vật hàng ngày như bàn học, mền gối, khẩu trang, điện thoại… tiếp xúc trực tiếp với làn da của con, là cầu nối lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập gây mụn trên da con.

5. Chế độ ăn

Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp kiểm soát tình trạng thay đổi hormone trong cơ thể của con. Hãy bổ sung nhiều rau củ và trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày của con. Hạn chế những loại thực phẩm dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ngọt,… càng nhiều càng tốt. Đừng quên nhắc nhở con uống đủ nước nữa bố mẹ nhé.

6. Giúp con kiểm soát áp lực

Stress có thể khiến tình trạng mụn của con thêm trầm trọng. Vào những ngày gần kỳ thi, bố mẹ hãy theo sát và động viên để con bớt áp lực nhé. Đừng quên quan tâm đến những mối quan hệ xung quanh của các con để phát hiện được ngay những tác nhân tiêu cực đang ảnh hưởng đến tâm lý của con.

cách trị mụn tuổi dậy thìCÁCH LỰA CHỌN SẢN PHẨM SKINCARE CHO LÀN DA TUỔI DẬY THÌ

Có 2 hướng điều trị mụn chính là sử dụng thuốc uống kê đơn và sản phẩm bôi ngoài.
Trước khi quyết định cho con dùng thuốc để điều trị, bố mẹ có thể cân nhắc cải thiện tình trạng mụn cho con bằng các sản phẩm an toàn tại nhà.
Vì làn da tuổi dậy thì của con còn rất tốt, hãy hạn chế tối đa các liệu trình xâm lấn ảnh hưởng đến cấu trúc da tự nhiên khỏe mạnh của con bố mẹ nhé.
Khi chọn sản phẩm cho con, ngoài việc lựa chọn các sản phẩm rõ nguồn gốc và có giấy chứng nhận rõ ràng, bố mẹ nên hạn chế các sản phẩm chứa:
• Cồn khô
• Mineral oil
• SLS/SLES
• Corticoid
• Paraben
Sử dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên và đã đạt chứng nhận an toàn của SỞ Y TẾ, bộ mẹ có thể cân nhắc lựa chọn 2 liệu trình làm sạch & trị mụn cơ bản của the Beauty of Jones cho con nhé.

BỘ LÀM SẠCH CHUYÊN SÂU

1. Dầu tẩy trang Squalane (không mineral oil)
2. Sữa rửa mặt trà xanh (không bọt | PH 5.5)
3. Toner hoa cúc (không cồn)

bộ làm sạch sâu trị mụn cho tuổi dậy thìBỘ TRỊ MỤN CƠ BẢN

1. Sữa rửa mặt trà xanh (không bọt | PH 5.5)
2. Toner hoa cúc (không cồn)
3. Kem trị mụn tràm trà & rau má
bộ trị mụn cơ bản cho tuổi dậy thì
Tuy nhẹ dịu & an toàn, sản phẩm của the Beauty of Jones vẫn hiệu quả xử lý các tình trạng mụn viêm, mụn ẩn,…và kiểm soát dầu thừa hiệu quả. Bố mẹ có thể tham khảo thêm phản hồi sử dụng sản phẩm the Beauty of Jones tại đây nhé.

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ HƯỚNG DẪN CON TRỊ MỤN?

Điều đầu tiên bố mẹ cần làm là tập cho con thói quen làm sạch da hàng ngày.
Thay vì 1 chu trình skincare phức tạp, bố mẹ hãy cho con quen dần với chăm da hàng ngày chỉ bằng các bước cơ bản & đơn giản.
Việc nhắc nhở các con chăm sóc da hàng ngày có thể khiến các con cảm thấy như bị “càm ràm” quá nhiều. Bố mẹ hãy cân nhắc từ ngữ sử dụng và tần suất nhắc nhở các con nhé.
Thay vào đó, bố mẹ có thể tập dưỡng da cùng con hàng ngày. Đây cũng là cách bố mẹ có thể kiểm tra quá trình skincare của các con, tạo hình mẫu lý tưởng cho con noi theo và cũng là cách để gần các con hơn.
Bố mẹ có thể tham khảo thêm cách các bố mẹ tại the Beauty of Jones trị mụn thành công cho con tại kênh Youtube của the Beauty of Jones nhé. (link tại đây)
Hy vọng chia sẻ của the Beauty of Jones sẽ giúp bố mẹ trị mụn thành công cho con.
Theo dõi blog của the Beauty of Jones để nhận thêm nhiều thông tin trị mụn tuổi teen hữu ích bố mẹ nhé.
𝑻𝒉𝒆 𝑩𝒆𝒂𝒖𝒕𝒚 𝒐𝒇 𝑱𝒐𝒏𝒆𝒔🌿
___
*Nguồn tham khảo
Rtor 
12. Tedechi A, Dall’Oglio F, Micali G, Schwartz RA, Janniger CK. Corrective camouflage in pediatric dermatology. Cutis. 2007;79(2):110-112.
14. Mallon E, Newton JN, Klassen A, Stewart-Brown SL, Ryan TJ, Finlay AY. The quality of life in acne: a comparison with general medical conditions using generic questionnaires. Br J Dermatol. 1999;140(4):672-676.
21. Kilkenny M, Stathakis V, Hibbert ME, Patton G, Caust J, Bowes G. Acne in Victorian adolescents: associations with age, gender, puberty and psychiatric symptoms. J Paediatr Child Health. 1997;33(5):430-433.
22. Purvis D, Robinson E, Merry S, Watson P. Acne, anxiety, depression and suicide in teenagers: a cross-sectional survey of New Zealand secondary school students. J Paediatr Child Health. 2006;42(12):793-796.
23. Halvorsen JA, Dalgard F, Thoresen M, Bjertness E, Lien L. Is the association between acne and mental distress influenced by diet? Results from a cross-sectional population study among 3775 late adolescents in Oslo, Norway. BMC Public Health. 2009;9:340.
28. Cotterill JA, Cunliffe WJ. Suicide in dermatological patients. Br J Dermatol. 1997;137(2):246-250.
29. Gupta MA, Gupta AK. Depression and suicidal ideation in dermatology patients with acne, alopecia areata, atopic dermatitis, and psoriasis. Br J Dermatol. 1998;139(5):846-850.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *