DẤU HIỆU NHẬN BIẾT DA NHẠY CẢM

So với các loại da còn lại (da thường, khô, dầu) da nhạy cảm rất khó để chẩn đoán, kể cả khi bạn có đến gặp các chuyên gia da liễu. Vì sao? Đa phần các dấu hiệu của da nhạy cảm cần tự xác định bằng cảm nhận của bản thân. Vì phần lớn các dấu hiệu ít khi bộc lộ ra bề mặt da, trừ khi có tác động từ bên ngoài lên da.

1.DA NHẠY CẢM VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT:

Để tự nhận biết mình có thuộc da nhạy cảm hay không, bạn có thể cảm nhận dựa vào các hoạt động thường ngày. Ví dụ bạn thấy da dễ ngứa ngáy, châm chích, nổi mẩn đỏ hay nóng rát. Đặc biệt là khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đồ ăn kể cả sản phẩm chăm sóc da. Nếu tình trạng da quá trầm trọng, da sẽ không thể dùng bất kỳ sản phẩm nào. Nhất là trang điểm vì dễ khiến da kích ứng, nổi mẩn ngứa hoặc sưng phù lên. Hiện tượng kích ứng này có thể kéo dài đến vài ngày hoặc cả tuần.

Cụ thể hơn, chúng tôi sẽ liệt kê một số dấu hiệu thường gặp giúp bạn dễ dàng nhận biết bạn có thuộc tuýp da nhạy cảm hay không.

  • Da dễ bị nổi mụn, đặc biệt là mụn viêm nhiễm, dễ phản ứng với các sản phẩm trị mụn. Da có thể rất dầu hoặc rất khô. 
  • Dễ bị châm chích, ngứa rát bởi nhiệt độ, ánh sáng, hoặc khi có ma sát nhẹ lên da.
  • Khó sử dụng mỹ phẩm. Nếu dùng sản phẩm kém chất lượng hoặc không phù hợp dễ nổi mụn đầu trắng liti kèm theo mảng sần đỏ.
  • Có biểu hiện của bệnh eczema như vảy, da thô ráp.
  • Da bị rosacea-hội chứng trứng cá đỏ hay còn gọi là chứng mặt đỏ. Dễ xuất hiện mụn viêm đỏ và bị từng mảng đỏ dưới da.
  • Dễ bị viêm da tiếp xúc hoặc các biểu hiện dị ứng như nổi mề đay,  mẩn đỏ.

Nói chung là da cực kì mỏng manh và sẽ có những biểu hiện phản ứng ngay lập tức khi có sự thay đổi, tác động từ môi trường bên ngoài lên bề mặt da.

2.CÁC CẤP ĐỘ NHẠY CẢM CỦA DA:

Xác định được mức độ nhạy cảm của da đang nằm ở đâu giúp tụi mình dễ dàng hơn trong việc điều chính thói quen sinh hoạt. Cũng như quy trình chăm da hằng ngày hiệu quả hơn. Điều này đảm bảo an toàn và biến việc chăm sóc da đơn giản hơn.

Nhạy cảm cũng có nhiều cấp độ. Có thể nhận biết điều này qua công cụ Sensitest. Hoặc máy soi da-cách nhanh chóng nhất để xác định bạn thuộc mức độ nhạy cảm nào. Nàng có thể hỏi bác sĩ da liễu kĩ hơn về công cụ này nếu quan tâm đến tình trạng da của mình. Công cụ Sensitest giúp xác định mức độ nhạy cảm của da. Thông qua việc soi khám và một số câu hỏi đơn giản, các cấp độ được phân chia như sau:

+ Nhạy cảm: dễ phản ứng khi môi trường thay đổi hay sử dụng mỹ phẩm.

+ Dễ mẩn đỏ: bị mẩn đỏ nếu ăn một số thực phẩm nhất định. Đồ uống có cồn hoặc môi trường thay đổi.

+ Dễ kích ứng: thường xuyên phản ứng với các sản phẩm chăm sóc da hoặc tác nhân bên ngoài.

+ Viêm da cơ địa: dễ bị các bệnh viêm da như eczema.

+ Dị ứng: phản ứng với các dị ứng nguyên trong các sản phẩm chăm sóc da hằng ngày và trong môi trường.

3.CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG:

Tình trạng da nhạy cảm trở nên trầm trọng hơn là khá phổ biến. Một phần do nhiều bạn chưa ý thức nhận biết được tình trạng da của mình. Từ đó có cách bảo vệ chăm sóc phù hợp. Còn lại do nhiều yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp khiến da nảy sinh hiện tượng phản ứng lại.

Đây là 3 yếu tố chính tác động lên da dễ dàng nhất:

 +Môi trường: thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm khiến da cảm thấy khó chịu. Ngoài ra ánh nắng, ô nhiễm không khí, khói bụi hay phấn hoa đều khiến da trở nên mẩn cảm và nổi mẩn ngứa.

+ Mỹ phẩm chăm sóc da và trang điểm. Những sản phẩm chứa nhiều thành phần hóa học độc hại, hương liệu, chất tạo màu, tẩy rửa đều là những thành phần nguy hiểm khiến da phản ứng lại tức khắc. Nếu bạn thuộc tuýp da mỏng, yếu hãy chú trọng đến các thành phần trong sản phẩm sử dụng hằng ngày. Tốt hơn hết là chọn các nhãn hiệu dành riêng cho làn da nhạy cảm, các sản phẩm hữu cơ, có thành phần an toàn, lành tính từ thiên nhiên. 

+ Yếu tố nội sinh (nội tiết): tâm lý căng thẳng, mất ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến da mà nhiều bạn thường hay ngó lơ những điều này. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như hút thuốc, ăn thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn đều có thể kích thích làn da vốn nhạy cảm trở nên yếu hơn, gây mẩn đỏ khó chịu. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *