CÁCH CHỌN DƯỠNG ẨM CHO TỪNG LOẠI DA

Ngoài việc lựa chọn sản phẩm dưỡng theo kết cấu, để đạt hiệu quả dưỡng ẩm cao nhất, các nàng nên hiểu rõ các thành phần dưỡng ẩm của da. Cùng the Beauty of Jones tìm hiểu 3 thành phần dưỡng ẩm cơ bản để tìm ra sản phẩm dưỡng phù hợp với làn da của mình nhé.
Các thành phần dưỡng ẩm được chia làm 3 loại chính:
  1. Humectant (hút ẩm)
  2. Emollient (làm mềm da)
  3. Occlusive (khóa ẩm)

cấp ấm khác gì dưỡng ẩm da?

1. HUMECTANT (HÚT ẨM/CẤP ẨM)

Humectant là những thành phần mà cấu trúc phân tử các gốc ưa nước (hydrophilic) như OH và NH2. Humectant sẽ hút nước từ lớp biểu bì, thượng bì và stratum corneum của da. Nếu độ ẩm cao hơn 50%, humectant có thể hút nước từ không khí để dưỡng ẩm cho da.
Nhưng nếu môi trường bên ngoài quá khô, độ ẩm thấp, các humectan sẽ hút ẩm ngược độ ẩm từ các lớp biểu bì sâu dưới da, khiến da các nàng khô hơn. Để hạn chế điều này, các nàng có thể thoa sản phẩm trên da ẩm hoặc xịt khoáng trước khi dùng các sản phẩm chứa humectant.
Một số humectant còn có khả năng đẩy nhanh khả năng tự bong tróc của các tế bào chết (desquamation) bằng cách phá hủy các protein liên kết giữa các tế bào da chết.
Các thành phần Humectant (hút ẩm) phổ biến trong sản phẩm dưỡng ẩm:
• Hyaluronic Acid
• Sodium Hyaluronate
• Urea
• Alpha-hydroxy Acid (AHA)
• Amino acid
• Peptide
• Rượu đường (sugar alcohol): glycerin, sorbitol, xylitol…
• Panthenol
• Sodium lactate
• Polyglutamic Acid
Loại da phù hợp:
Humectant thường có mặt trong các sản phẩm gốc-nước, không chứa dầu. Phù hợp với hầu hết mọi loại da nhất là các loại da cần bổ sung nước. Đặc biệt là các nàng da dễ lên mụn.

emollient là gì?

2. EMOLLIENT (CHẤT LÀM MỀM DA/DƯỠNG ẨM)

Emollient là những thành phần mang tính dầu. Khi dùng trên da, emollient sẽ lắp đầy khe hở giữa những tế bào chết, giúp bề mặt da mịn và mềm hơn. Cơ bản, emollient sẽ tạo 1 lớp màng mỏng trên da, giúp da trông và cảm thấy mềm mại hơn. Tuy emollient có công dụng khóa ẩm nhẹ nhưng công dụng chính của nó chính là LÀM MỀM DA.
Các thành phần emollient sẽ giúp phục hồi lớp màng bảo vệ da, đặc biệt là các làn da bị “mất nước biểu bì” (transepidermal water loss). Khi da bị mất nước qua biểu bì, vi khuẩn, các tác nhân gây dị ứng dễ dàng tấn công da, gây:
• Ngứa, đỏ da, khô da
• Nổi mụn, chàm và các dấu hiệu lão hóa.
Các thành phần emollient sẽ lắp đầy những khoảng trống trên da bị mất nước, giúp da mềm mịn hơn.
Các thành phần emollient (làm mềm da) tiêu biểu:
• Các loại bơ dưỡng
• Các loại dầu dưỡng
• Các ester
• Các lipid
• Các acid béo
• Ceramide
Loại da phù hợp
Emollient thường có mặt trong các sản phẩm gốc dầu hay acid béo, giúp cấp ẩm và phục hồi lớp màng bảo vệ da. Thường ở dạng lotion, cream và dầu dưỡng. Phù hợp dùng vào buổi tối, hoặc thời tiết lạnh.
Tuy nhiên không phải thành phần emollient nào cũng phù hợp với làn da của các nàng. Nếu da các nàng dễ nổi mụn, hãy TRÁNH các thành phần emollient gây mụn như dầu dừa, dầu bơ. Thay vào đó, các nàng có thể sử dụng các thành phần emollient KHÔNG GÂY MỤN (non-comedogenic) như:
• Dầu squalane
• Dầu jojoba
• Dầu hoa anh thảo
• Dầu hoa rum

khóa ẩm là gì?

3. OCCLUSIVE (KHÓA ẨM)

Các thành phần occlusive sẽ tạo nên 1 lớp màng vật lý trên bề mặt da để ngăn ngừa tình trạng mất nước biểu bì (TEWL). Những thành phần này thường dày và “nặng mặt”. Khi thoa lên da, thì hầu như không thấm hoặc mất khá nhiều thời gian mới thẩm thấu vào da.
Các thành phần Occlusive (khóa ẩm) phổ biến:
• Petrolatum
• Dầu khoáng
• Lanolin
• Wax
• Silicone
Loại da phù hợp:
Vì các thành phần khóa ẩm tạo nên 1 lớp bảo vệ trên da bề mặt da, nên phù hợp nhất với các bạn có làn da khô, da bị chàm, vảy nến. Thoa các loại sản phẩm khóa ẩm ngay sau khi làm sạch da là cách hiệu quả để khóa lượng nước được thêm vào da.
Tuy nhiên, cũng vì đặc điểm này, các nàng da mụn nhạy cảm nên tránh các thành phần khóa ẩm ngoài trừ silicone. Hiện nay vẫn có nhiều quan điểm sai về silicone rằng silicone gây mụn hoặc làm mụn trầm trọng hơn.
Thực chất, có 1 khoảng trống rất lớn giữa các phân tử silicone. Khi lên da, silicone tạo nên 1 lớp màng trên da nhưng vẫn cho phép da “thở” được nhờ những khoảng trống này. Oxy, nitro và các chất dinh dưỡng khác thẩm thấu vào da. Và không gây mụn. Nhưng silicone lại không thấm nước, điều này có thể khiến da các nàng mất nước.

phân biệt dưỡng ẩm & cấp ẩm

DA MỤN NHẠY CẢM NÊN DƯỠNG ẨM NHƯ THẾ NÀO?

Thông thường, các sản phẩm dưỡng ẩm đều có đủ 3 thành phần trên. Tùy vào loại da hướng đến, thì tỷ lệ giữa các thành phần sẽ có sự thay đổi. Ngoài các thành phần dưỡng ẩm, thì các sản phẩm dưỡng ẩm còn chứa các thành phần khác như hương liệu, chất bảo quản. Các thành phần này có thể làm cho tình trạng da của bạn trầm trọng hơn.
Hãy tìm các sản phẩm không hương liệu (fragrance-free) và không chứa chất bảo quản nếu da bạn thuốc trong 3 trường hợp sau:
• Da nhạy cảm
• Da chàm, vảy nến
• Da bị rosacea
Các sản phẩm dưỡng ẩm thường ở dạng serum, gel, cream, dầu dưỡng và balm.
Các nàng da khô quanh năm, chàm hoặc vảy nến có thể lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm dạng cream, dầu dưỡng và balm.
Các nàng da dầu dễ mụn, thì hãy chọn sản phẩm mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh như serum và gel nhé.

serum cấp ẩm cho da mụn nhạy cảm

GỢI Ý DƯỠNG ẨM CHO DA MỤN NHẠY CẢM

Ở dạng gel, SERUM SKIN’S FAVORITE của the Beauty of Jones thấm nhanh & đi sâu vào da. Mà KHÔNG gây bết dính, bóng dầu, hay bí da. Các nàng có thể dễ dàng dùng dưới lớp trang điểm & kem chống nắng mà không sợ lên mụn. Không chỉ cấp ẩm cho da, bộ 3 (vitamin B3, vitamin E, allantoin) trong serum còn giúp làm dịu nhanh kích ứng trên da, mờ thâm & dưỡng sáng da.
Serum Skin’s Favorite đã đạt chứng nhận của SỞ Y TẾ an toàn cho cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Dịu nhẹ cho cả làn da nhạy cảm nhất. Các nàng có thể dùng ngay cả khi đang trị mụn.
Theo dõi blog của the Beauty of Jones hàng tuần để cập nhật nhiều kiến thức chăm sóc da mới nhất các nàng nhé.
Chúc các nàng luôn xinh,
𝑻𝒉𝒆 𝑩𝒆𝒂𝒖𝒕𝒚 𝒐𝒇 𝑱𝒐𝒏𝒆𝒔🌿
_____
*Nguồn tham khảo:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *